Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

VIỆN LỊCH SỬ DÒNG HỌ+HỘI KỶ LỤC GIA VIỆT NAM+LIÊN HIỆP CÁC HỘI UNESCO VN HỌP BÁO MỞ RỘNG THÔNG TIN * CHO HỘI NGHỊ THÔNG BÁO GIA PHẢ HỌC VIỆT NAM “Lần 1 tạI TP Hồ Chí Minh ngày 29-8-2015”*-*tại lầu 6 TTTM Satra 275B Phạm Ngũ Lão Q.1 TPHCM 15/8/2015

Cừu đen           
StarNoteSchoolWorkMobile phoneCameraFilmstrip     
    
 
 

KHOA HỌC THẾ KỶ 21 viện lịch sử dòng họ CLB gia phả học TPHCM TTNCVTH gia phả PHOTOHOUSE KHTK21
phòng chẩn trị TXNU Lê Thống Nhứt TBĐB QCDL HKH lịch sử    

CÓ 3 NỀN VĂN HOÁ LỚN HIỆN NAY            
TỰA VÀO 3 MỆNH ĐỀ LỚN SAU

1-NỀN VĂN HOÁ “KINH THÁNH” MỌI MUÔN VẬT           
    ĐỀU DO THƯỢNG ĐẾ TRỜI ĐẤT SINH RA

2- NỀN VĂN HOÁ “KINH DỊCH” TẤT CẢ MỌI THỨ           
     ĐỀU DO ÂM DƯƠNG MÀ HÌNH THÀNH

3- NỀN VĂN HOÁ “DARWIN . MARK . LENIN” TẤT CẢ           
    MỌI THỨ,MỌI SỰ VIỆC PHẢI CÓ THỜI GIAN TIẾN           
    HOÁ MÀ HÌNH THÀNH

khoa học thế kỷ 21 viện lịch sử dòng họ câu lạc bộ gia phả       học TPHCM trung tâm nghiên cứu    và thực.hành G.P
KHTK21 photohouse đồi cát   trắng motel phòng chẩn trị            tịnh xá ngọc uyển      lê thống nhứt           
thương binh đặc biệt

Máy quay/chụpTrường họcCông việcĐoạn phimĐiện thoại di động

 

Slide53

Slide54

Slide25Slide28Slide31Slide32Slide33Slide36Slide46Slide47Slide48Slide49Slide50Slide51

Slide11Slide13Slide14Slide16Slide46Slide47Slide50Slide55Slide56Slide64Slide70Slide77Slide83Slide84Slide92Slide97Slide99Slide106Slide107Slide111Slide115Slide120Slide123Slide134Slide135Slide136Slide141Slide143

BÀI VIẾT CỦA THẠC SĨ PHAN THỊ KIM DUNG .Trên tạp chí Nghiên cứu
lịch sử dòng họ

LOGO DA CAT TAP CHI  LS DONG HO -_2Logo_VienLichSuDongHo_In AnTAP CHI  LS DONG HO - hinh xem

TỪ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH GIA PHẢ

ĐẾN VIỆN LỊCH SỬ DÒNG HỌ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THE PROCESS FROM THE CENTER OF GENEALOGICAL RESEARCH AND PRACTICE TO THE HO CHI MINH CITY INSTITUTE OF FAMILY HISTORY

PHAN KIM DUNG*

TÓM TẮT

Bài viết khái quát quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Nghiên cứu và thực hành gia phả Thành phố Hồ Chí Minh đến sự ra đời Viện Lịch sử dòng họ. Từ đề xuất của ông Võ Ngọc An trong việc lập nhóm “Nghiên cứu và thực hành gia phả” đến sự phát triển thành “Chi hội gia phả - hồi ký” sau đó được nâng lên thành “Trung tâm Nghiên cứu và thực hành gia phả”.

Quá trình hoạt động cùng với nhiệt huyết của các nhà nghiên cứu gia phả, Trung tâm đã đã đạt được nhiều thành tựu có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xã hội, được nhân dân tín nhiệm, lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm … Cùng với những thành quả và những đóng góp thiết thực cho xã hội, ngày 26 tháng 09 năm 2013 Trung tâm đã được Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận nâng Trung tâm thành Viện Lịch sử dòng họ. Từ đây, Viện Lịch sử dòng họ ra đời.

ABSTRACT

The article generalizes the process from the formation and the development of the Center for Genealogical Research and Practice in Ho Chi Minh City to the birth of l Institute of Family History, from Mr. Vo Ngoc An’s proposal on establishing a group “Genealogical Research and Practice” to the development of “Genealogy- Memoir Association – “, then it became the “Center for Genealogical Research and Practice”.

Thanks to the process and the enthusiasm of genealogical researchers, the Center has achieved many accomplishments of high quality, meeting the requirements of society, being trusted by people, getting the attention of the Party and State leaders.Due to the achievements and practical contributions to society, on September 26, 2013 the Center was issued a certificate by the Science and Technology Department of Ho Chi Minh City which changed the Center into the Institute of Family History. As the result, the Institute of Family History came into being.

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU& THỰC HÀNH GIA PHẢ TP.HCM

1.1. Nhóm “nghiên cứu và thực hành gia phả” ra đời

Nhận thức được lợi ích của gia phả đối với việc giáo dục gia đình, dòng họ, đồng thời góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, năm 1992, sau khi mãn khóa lớp Cao học 1 của Viện Khoa học Xã hội Thành phố do GS. Mạc Đường lúc đó làm Viện trưởng đứng ra tổ chức, ông Võ Ngọc An lúc đó là học viên của lớp học này, đồng thời là Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất lập nhóm “Nghiên cứu và thực hành gia phả”, được Sở Văn hóa Thông tin cho phép hoạt động thử nghiệm. Nhóm chỉ có 6 thành viên gồm nhiều đối tượng khác nhau: nhà báo, nhà giáo, nhà nghiên cứu Hán – Nôm tự nguyện tham gia, bầu ông Võ Ngọc An làm trưởng nhóm. Nhóm được GS. Mạc Đường, PGS. Huỳnh Lứa, Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, và cụ Dạ Lan Nguyễn Đức Dụ làm cố vấn. Nhóm hoạt động với phương châm: “nghiên cứu gia phả là khoa học, thực hành gia phả là thiêng liêng”. Công trình nghiên cứu chính của nhóm là cuốn “Khảo luận và thực hành gia phả” của cụ Dạ Lan Nguyễn Đức Dụ và các loại sách hướng dẫn viết gia phả của các tác giả khác. Nhóm xác định cấu trúc mới của bộ gia phả để thực hành. Bộ gia phả họ Võ ở Xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, là chi họ Võ của ông Võ Ngọc An, được nhóm dựng thử nghiệm đầu tiên, phải mất 2 năm để hoàn thành, được bà con họ Võ phấn khởi, các cơ quan chức năng tán thành và khuyến khích. Với sự thành công bước đầu nhóm tiếp tục vừa thực hành vừa rút kinh nghiệm gần 30 bộ gia phả nữa thuộc nhiều đối tượng khác nhau: lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp như Phan Công Hớn, Nguyễn Văn Quá, lãnh đạo khởi nghĩa 18 thôn vườn trầu; đối tượng là lão thành cách mạng như họ Bùi của Bùi Văn Thủ, Bùi Văn Ngữ, Võ Văn Tần, Phan Văn Đối… Đặc biệt là gia phả họ Trương ở Gò Công, hậu duệ là nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa. Kết quả là chất lượng bộ gia phả ngày càng tăng, lực lượng chuyên môn ngày càng đông đảo.

1.2. “Chi hội gia phả - hồi ký” được thành lập

Nhận thấy sự phát triển của nhóm “Nghiên cứu và thực hành gia phả”, năm 2002, PGS. Huỳnh Lứa cho phép nhóm mở Đại hội thành lập chi hội Khoa học Lịch sử thuộc Hội Khoa học Lịch sử Thành phố. Đại hội được mở vào ngày 23 tháng 3 năm 2002, với tên là “Chi hội gia phả - hồi ký” thuộc Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh quản lý. Chi hội tiếp tục công việc nghiên cứu và dựng phả, viết hồi ký, đồng thời thực hiện nhiệm vụ của chi hội. Số lượng gia phả ngày càng tăng được nhân dân tín nhiệm, lãnh đạo Đảng và nhà nước quan tâm. Điều này khuyến khích chi hội hoạt động tích cực hơn.

1.3. Chi hội được nâng lên thành “Trung tâm Nghiên cứu và thực hành gia phả”.

PGS. Huỳnh Lứa – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thành phố theo sát và giúp đỡ hoạt động của Chi hội. Thấy được sự phát triển của Chi hội, ông đề nghị làm thủ tục để Hội Khoa học Lịch sử xét, nâng Chi hội thành “Trung tâm Nghiên cứu và thực hành gia phả”. Trung tâm chúng tôi lập đề án, thảo điều lệ nộp lên Hội và kết quả là Chi hội được nâng lên thành Trung tâm Nghiên cứu và thực hành gia phả theo quyết định số 24/QĐ.HKHLS ký ngày 20 tháng 11 năm 2005, do ông Võ Ngọc An làm Giám đốc.

Phấn khởi trước thành quả đạt được, Trung tâm chúng tôi không ngừng củng cố tổ chức, mở rộng mạng lưới chuyên môn đến Hà Nội, Đà Nẵng, Long An, Đồng Nai và xây dựng lực lượng bồi dưỡng chuyên môn dựng phả về kiến thức lịch sử, về văn hóa, dòng họ bằng nhiều hình thức khác nhau. Chúng tôi cũng tăng cường quảng bá qua báo chí, phát thanh truyền hình, trang web, mở lớp tập huấn về phương pháp dựng phả ở thành phố cũng như các tỉnh lân cận; triển lãm gia phả, dựng phim về hoạt động gia phả. Trong 20 năm hoạt động (tháng 6/1992 đến tháng 6/2012) chúng tôi đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

II.NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH GIA PHẢ TRONG 20 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (6/1992 – 6/2012)

2.1. Dựng gia phả

Trong 20 năm qua, Trung tâm Nghiên cứu và thực hành gia phả Thành phố Hồ Chí Minh đã dựng được 130 bộ gia phả ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bà Điểm, Gò Vấp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh và mở rộng qua các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Bình Định, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Thái Bình, nhưng nhiều nhất là ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Các bộ gia phả đã dựng gồm nhiều đối tượng khác nhau. Sau đây là một số đối tượng tiêu biểu:

- Đối tượng là nông dân và nhân dân lao động: gia phả họ Ngô ở Thủ Thừa – tỉnh Long An, họ Huỳnh ở Bình Trị Đông.

- Lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp: họ Phan ở Bà Điểm có hậu duệ là Phan Công Hớn; họ Nguyễn ở Đức Hòa có ông Nguyễn Văn Quá hai ông lãnh đạo nghĩa quân khởi nghĩa 18 thôn Vườn Trầu năm 1885.

- Họ Nguyễn ở Đông Hưng Thuận có ông Nguyễn Ảnh Thủ đánh Pháp ở đồn Thuận Kiều.

- Nhà cách mạng lão thành: họ Võ ở Bình Thủy, huyện Đức Hòa có ông Võ Văn Tần, Võ Văn Ngân tham gia cách mạng từ thời Tiền khởi nghĩa; họ Bùi ở Bà Điểm có Bùi Văn Thủ, Bùi Văn Ngữ, Xứ ủy Nam Kỳ.

- Cán bộ cao cấp của Đảng và nhà nước: họ Trương ở Xóm Dinh, xã Tân Đông, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang có hậu duệ đời thứ 5 là bà Trương Mỹ Hoa (nguyên Phó Chủ Tịch nước); họ Phan ở ấp Chánh, xã Tân Thông Hội có hậu duệ là nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải; họ Trương ở Đức Hòa, Đức Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, ông Tổ là Trương Bào, có hậu duệ là ông Trương Tấn Sang, đương kim Chủ tịch nước.

- Lãnh đạo TP HCM: có gia phả họ Nguyễn ấp Tân Trạch, xã Bạch Đằng, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, có hậu duệ là ông Nguyễn Hoàng Quân, do cha mẹ làm cách mạng nên ông mang họ Lê – đương kim Chủ tịch UBND TP HCM.

- Lãnh đạo ngành công an: gia phả nhà họ Lê gốc huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Đó là chi họ của Đại tướng Lê Hồng Anh – nguyên là Bộ trưởng Bộ Công an; họ Lâm ở ấp Cái Ngang, xã Hòa Thạnh, Thành phố Cà Mau, có hậu duệ là ông Lâm Văn Thê – Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

- Đối tượng là doanh nhân: gia phả họ Huỳnh ở Cần Giuộc, Long An, hậu duệ là ông Huỳnh Văn Minh – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM; họ Phan ở Gò Công là chi họ của ông Phan Văn Nguyên; họ Lê ở ấp 3 xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, có ông Lê Văn Hồng – Giám đốc Công ty xây dựng Thành Nhân, Thành phố Biên Hòa…

- Đối tượng là Việt kiều: gia phả họ Lý ở Chợ Lớn, là chi họ của ông Lý Tường Quang, có hậu duệ là ông bá hộ Xường – một trong 4 cự phú ở Nam Bộ thời Pháp thuộc.

- Người Việt gốc Hoa: gia phả họ Châu ởphường 5, thành phố Cà Mau – chi họ ông Châu Văn Đặng gốc người Triều Châu; họ Tô ở Bình Mỹ - huyện Củ Chi có hậu duệ là Trương Tô Ký; họ Dương là chi họ của ông Dương Kỳ Hiệp tham gia kháng chiến, làm kinh tế giỏi; họ Lâm ở xã Hòa Thạnh; huyện Đầm Dơi, Thành phố Cà Mau có hậu duệ là Thứ trưởng Bộ Nội vụ Lâm Văn Thê.

- Đối tượng là nhà Sử học chân chính, nhà giáo ưu tú, nhà chính trị lỗi lạc: họ Trần của giáo sư Trần Văn Giàu.

2.2. Viết hồi ký

Trong 20 năm qua Trung tâm Nghiên cứu và thực hành gia phả đã viết được 15 cuốn hồi ký ghi lại những tấm gương điển hình trong lao động và chiến đấu để con cháu thế hệ mai sau học tập.

2.3. Công tác Hán – Nôm

Sử dụng Hán – Nôm trong việc dịch và dựng phả như đọc bia mộ, bài vị, gia phả cổ bằng Hán – Nôm. Nhờ vậy, mà phát hiện được đúng tên người nằm dưới mộ, chỉnh được những sai sót trước kia. Nhờ dịch gia phả cổ nên phát hiện được bộ gia phả họ Vũ – Võ ở Mộ Trạch giỏi việc học, nhiều người đỗ đạt,làm quan đời Lê – Trịnh; dịch được bộ gia phả của họ Trương gốc Trương Minh Giảng, Trương Minh Ký; gia phả họ Trần của ông Trần Tiểu Thành, là binh bộ thượng thư, phụ chánh đại thần Triều Nguyễn.

Viết lịch sử đình:

- Tổ Hán – Nôm đã dịch di sản Hán – Nôm của các đình chùa và viết được lịch sử tám đình ở Củ Chi, Bà Điểm, Đồng Tháp, Đồng Nai.

- Phối hợp với bộ phận Hán – Nôm của Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ chí Minh dịch bia, liễn đối, hoành phi của mười một Hội quán ở Thành phố Hồ Chí Minh, dịch và xử lý “một số văn bản Hán – Nôm” của xã Minh Hương, tỉnh Vĩnh Long, đã đề xuất in thành sách với tựa đề “Định cư người Hoa trên đất Nam Bộ” giúp ta hiểu được lịch sử trên dưới 250 năm của người Hoa từ thế kỷ XIX đến 1945. Họ đã đóng góp mọi mặt cho vùng đất Nam Bộ.

- Tiếp tục phối hợp với bộ phận Hán – Nôm của Viện Khoa học Thành phố Hồ Chí Minh và bảo tàng tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bia người Hoa giúp cho ta biết được đặc trưng của Hội quán người Hoa mang tính chất Bang, Hội. Bia ghi chép cụ thể việc trùng tu Hội quán, xây cất bệnh viện, trường học, nhà cho thuê nhằm tìm thu nhập cho Bang, Hội.

- Liễn đối, hoành phi, sắc phong đình, chùa, miếu mạo nhằm ca tụng các vị thần, cầu cho quốc thái, dân an, mùa màng thuận lợi.

- Liễn đối nhà dân nặng về giáo dục gia đình, có nội dung triết lý sâu sắc, đã để lại những áng văn hay.

III. NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ LỊCH SỬ, VĂN HÓA CỦA 130 BỘ GIA PHẢ TRONG 20 NĂM QUA (1992 – 2012)

Qua nghiên cứu 130 bộ gia phả đã dựng trong 20 năm qua, chúng tôi nhận thấy 130 chi họ đã có nhiều đóng góp cho truyền thống văn hóa và lịch sử của dân tộc Việt Nam.

3.1. Về văn hóa:

- Truyền thống văn hóa “uống nước nhớ nguồn”

Từ một nhà đến một họ rồi đến một nước, không thể không biết đến nguồn gốc của mình bắt đầu từ đâu. Mỗi bộ gia phả đều giới thiệu cụ thể nguồn gốc họ. Việc lập 130 bộ gia phả giúp cho 130 chi họ tìm đuợc cội nguồn và biết được công ơn của tổ tiên để tri ân, tăng cường mối đoàn kết trong họ tộc, nuôi dưỡng đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Do vậy, mỗi bộ gia phả là một tài liệu giúp thế hệ sau kế thừa các giá trị truyền thống được lưu truyền từ đời trước đồng thời cũng là tài liệu lịch sử lưu truyền đến hàng nghìn năm sau.

- Truyền thống cần cù và sáng tạo trong lao động

Ông Tổ các họ tộc buổi đầu thiên cư vào Nam, đổ mồ hôi ra sức khai hoang, chống thú dữ và thiên nhiên khắc nghiệt để biến vùng đất hoang vu thành đồng ruộng phì nhiêu và những mảnh vườn màu mỡ để cho cây lành trái ngọt cảnh quan xinh đẹp. Đã có trường hợp ông Tổ bị thú dữ sát hại phải nằm lại vĩnh viễn ở bìa rừng khi tuổi đời còn thanh xuân. Đó là trường hợp ông tổ họ Trương ở Gò Công, có hậu duệ là Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, ông đốn củi và bỏ quên rựa trong rừng, tiếc của, ông vào rừng lấy, bạn bè cản ngăn sợ ông bị cọp vồ. Ông không nghe, vào rừng tìm cái rựa. Bạn bè chờ lâu không thấy ông ra, mới vào rừng thì biết được ông bị cọp vồ mất đầu. Mọi người thương tiếc đem xác ông chôn ở bìa rừng của xóm Tựu, xã Kiểng Phước, Con cháu ông vẫn chăm sóc ngôi mộ đất, truyền nối nhiều đời đến năm 2000 thì họ tộc mới xây lại bằng đá hoa cương, có nhà mồ và có người chăm coi tử tế. Cũng có người giỏi võ, trong buổi đầu khai hoang đã giết được hổ dữ phá hoại hoa màu rồi xây miếu thờ ông Hổ. Hiện miếu vẫn còn tồn tại được bà con gìn giữ, tổ chức cúng quải hằng năm. Đó là trường hợp ông tổ họ Trần ở ấp Dân Thắng 1, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn. Đó là chi họ của Thiếu tướng tình báo, anh hùng lao động Trần Văn Danh… Dù khó khăn gian khổ, bà con họ tộc vẫn đứng vững trong cuộc sống, trong mưa bom lửa đạn của hai cuộc chiến tranh khốc liệt là chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, các họ tộc vẫn lạc quan, lao động, nêu gương cần cù cho lớp lớp con cháu noi theo. Sau khi hòa bình lập lại, con cháu 130 chi họ đã trở thành công nhân trong xí nghiệp, công chức của cơ quan hay người lao động ngoài xã hội… Tất cả đều lao động cần cù sáng tạo. Đó là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, cần được trân trọng giữ gìn.

- Lòng hiếu thảo và sự tôn kính phụng thờ tổ tiên:

+ Trong 130 chi họ, chi họ nào cũng quan tâm đến việc thờ cúng tổ tiên, nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, việc thờ cúng ông bà đuợc thực hiện nghiêm túc. Việc chăm sóc mồ mả ông bà được coi như bổn phận thiêng liêng của con cháu, dù có được hưởng hương quả hay không có hương quả việc cải tạo chăm sóc mộ phần của ông bà vẫn chu đáo. Họ Võ ở xả Mỹ An Hưng, huyện Lắp Vò, tình Đồng Tháp, đã chia ruộng hương quả cho các con nhiều hơn phần thực… Nhiều chi họ đã xây nhà thờ tổ như họ Liêu ở ấp Mũi Lớn, họ Mai ở ấp Chánh, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, họ Lệ ở Đồng Nai, họ Nguyễn ở ấp Tân Trạch, xã Bạch Đằng, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, đã tập hợp được họ hàng trong ngày giỗ tổ.

+ Bà con trong họ tộc thăm hỏi nhau kịp thời lúc ốm đau.

+ Sự đóng góp lớn về văn hóa của 130 chi họ là đáng kể.Nhân sĩ họ Đặng ở Bào Sim đã sản sinh ra nhân sĩ Đặng Thúc Liên, một nhà văn, nhà báo lớn. Họ Trần ở xã Long Trì, quận Châu Thành, tỉnh Long An, có hậu duệ là cốgiáo sư Trần Văn Giàu, là một nhà văn hóa, tư tưởng lớn.

3.2. Đóng góp cho lịch sử

Trong 130 chi họ, chi họ nào cũng có đông đảo người tham gia chống thực dân Pháp - đế quốc Mỹ.

Trước khi có Đảng đã xuất hiện những lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp: họ Võ, có cụ Võ Văn Nhâm, người đầu tiên trong họ chiêu tập nghĩa quân đắp vòng thành đất để chống Pháp ở Long Nguyên, Bến Cát (nay là Long Tân, Dầu Tiếng). Ông thất cơ bị Pháp giết. Vòng thành nay được công nhận là di tích lịch sử của tình Bình Dương. Họ Đặng ở Bào Sim có cụ Đặng Văn Duy theo Trương Định đánh Pháp giết được thằng Tây ở Ngã Ba Ấp Đồn. Trong họ còn có ông Đặng Văn Doi, cùng Nguyễn Văn Trác nổi lên đánh Pháp, thua trận chạy về Bông Trang mất tích; họ Nguyễn ở Đông Hưng Thuận có ông Nguyễn Ảnh Thủ lãnh đạo nghĩa quân đánh Pháp diệt được đồn Thuận Kiều (1871); họ Phan ở Bà Điểm; họ Nguyễn ở xã Mỹ Hạnh Bắc (Đức Hòa), có ông Phan Công Hớn và ông Nguyễn Văn Quá, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa 18 thôn Vườn Trầu, tấn công huyện Bình Long giết được Trần Tử Ca gian ác; họ Nguyễn ở Mỹ Hòa, quận Hóc Môn, có hậu duệ là ông Nguyễn An Ninh, lãnh đạo phong trào “thanh niên cao vọng” chống thực dân Pháp. Ông bị bắt, bị đày ra Côn Đảo rồi mất ở đó …

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các bậc lão thành cách mạng của các họ tộc theo Đảng chí cốt: họ Võ có hậu duệ là Võ Văn Tần, Võ Văn Ngân, ở Bình Thủy, Đức Hòa, Long An, theo cách mạng từ thời Tiền khởi nghĩa. Hai ông bị bắt, bị xử tử trong Nam Kỳ Khởi Nghĩa (1940); họ Bùi ở ấp Tân Bắc Lân, xã Bà Điểm, có ông Bùi Văn Thử, Bùi Văn Nghĩa, Xứ ủy Nam Kỳ bị bắt, bị đày ra Côn Đảo và mất ở đó; họ Phan ở ấp Tân Lộc xã Phan Thới Nhì, huyện Hóc Môn, đã sản sinh ra một tướng lĩnh tài ba, một anh hùng lực lượng vũ trang là thượng tướng Phan Trung Kiên, nguyên thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; họ Phan ở ấp Chánh, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, có hậu duệ là ông Phan Văn Khải, theo cách mạng qua hai thời kỳ kháng chiến. Sau giải phóng năm 1975, ông giữ chức vụ thủ tướng, nay đã về hưu lo xây dựng quê hương …

Họ Huỳnh ở Bình Trị Đông gốc nông dân nhưng trong hai thời kỳ kháng chiến đã có một bà mẹ Việt Nam anh hùng và 32 liệt sĩ. Đặc biệt trong 130 gia phả đã thể hiện sự đoàn kết dân tộc, đã có một số chi họ thuộc dân tộc Hoa theo cách mạng triệt để như họ Tô ở Bình Mỹ, huyện Củ Chi có tướng Tô Ký, là chi đội trưởng chi đội 12 đã có nhiều đóng góp qua hai cuộc kháng chiến; họ Lâm ở huyện Giá Rai tỉnh Cà Mau có ông Lâm Văn Thê gốc người Triều Châu, qua hai cuộc cách mạng ông đã trở thành thứ trưởng Bộ Nội vụ; họ Châu ở Phường 5, Thành phố Cà Mau, đã sản sinh ra ông Châu Văn Đặng gốc người Triều Châu, triệt để Cách Mạng, ông được phong là Anh hùng vũ trang nhân dân; họ Dương huyện Phong Phú, tỉnh Sóc Trăng có hậu duệ là Dương Kỳ Hiệp theo cách mạng từ năm 1930 vận động bà con hình thành cái nôi cách mạng ở tỉnh Sóc Trăng, làm công tác kinh tài chi viện cho miền Nam thời chống Mỹ. Đời 6, 7 làm kinh tế giỏi …

Đặc biệt họ Trần ở xã Long Kỳ, huyện Châu Thành, tỉnh Long An đã sản sinh ra một nhà sử học chân chính, một nhân vật lịch sử lỗi lạc có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc, đó là giáo sư Trần Văn Giàu.

Trên đây là những thành quả mà Trung tâm Nghiên cứu và thực hành gia phảđạt được trong 20 năm qua. Thấy được sự pháp triển của Trung tâm,giáo sư Mạc Đường trong một buổi tổng kết năm 2012, đã đề nghị nâng Trung tâm thành Viện Lịch sử dòng họ. Trung Tâm đã làm thủ tục nộp lên Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 26 tháng 09 năm 2013, đã được Sở cấp giấy chứng nhận. Viện Lịch sử dòng họ đã ra đời sẽ mở rộng đường nghiên cứu. Hiện nay,Viện Lịch sử dòng họ đang xây dựng chương trình hoạt động, nghiên cứu và tiếp tục thực hành gia phả, thực hiện những đề tài thiết thực, góp phần xây dựng đất nước và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngày 26 tháng 11 năm 2013


KỶ NIỆM SÂU SẮC TRONG NGHỀ DỰNG GIA PHẢ

PROFOUND MEMORY IN THE ESTABLISHING GENEALOGY JOB

PHAN KIM DUNG*

TÓM TẮT

Tác giả kể về kinh nghiệm khoa học và cũng là kỉ niệm sâu sắc của bản thân trong lần tìm lại cội nguồn tổ tiên để dựng gia phả tộc Trần cách đây mười năm. Sau nhiều lần điền dã, cuối cùng tác giả cũng tìm được tông tích tộc Trần qua những tài liệu bằng chữ Hán – Nôm mà bà Trần Thị Thiệt (đời năm) “vẫn còn giữ để làm kỷ niệm thời thơ ấu”. Qua đó cho rằng, trong nghiên cứu khoa học nói chung và trong nghiên cứu gia phả nói riêng: “Hãy tìm hiểu và trân trọng những tư liệu cũ trong nhân dân”.

ABSTRACT

The author told his own scientific experiences and deep memories of seeking his ancestry origin to build Tran clan genealogy ten years ago. After manyfield trips, the author finally found out Tran family trace through Han – Nom document that Ms. Tran Thi Thiet (the fifth genegation) “still holding it as her childhood memories”. Thereby, he wants to send researching science in general and researching genealogy in particular that “Learn and appreciate the old material”.

Trong gần 20 năm đi dựng gia phả cho các chi họ, tôi có rất nhiều kỷ niệm nhưng kỷ niệm sâu sắc nhất đối với tôi là việc dựng gia phả tộc Trần, ở ấp Dân Thắng I, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là quyển gia phả của Thiếu tướng tình báo – nguyên Phó Thammưu trưởng Bộ Tham mưu tình báo Miền.

Phụ trách gia phả này gồm có ba người: tôi – Phan Kim Dung làm tổ trưởng, phụ trách chung và viết phần Phả ký; Nguyễn Hữu Trịnh và Phạm Hoàng Nam Huân viết Phả hệ. Phần Ngoại phả và Phụ khảo cả ba cùng làm. Thời gian chúng tôi thực hiện bộ gia phả này là năm 2003. Lúc đó, chúng tôi đều là những người mới tập dựng gia phả. Đối với tôi đây chỉ là bộ gia phả thứ 3/40 bộ gia phả mà tôi đã thực hiện được cho đến nay.

Để dựng được bộ gia phả trước tiên phải tìm và xác định cho được người cao tuổi nhất trong họ gọi là ông tổ đời một, từ đó tìm hiểu hậu duệ ông tổ cho đến đời hiện tại.

Theo sự hướng dẫn của bà Trần Thị Ánh Tuyết, người đứng ra dựng bộ gia phả này, chúng tôi đến tịnh xá Ngọc Lâm nơi bà Trần Thị Đảm (Đầm, đời thứ năm) tu tại gia và thờ “cửu huyền thất tổ” họ Trần Vĩnh trên đất của tổ tiên để lại (nay là ấp Dân Thắng I, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn).

Phỏng vấn bà Đầm về ông tổ họ Trần thì chúng tôi được biết ông tên là Trần Vĩnh Thành, được thờ trên bàn “cửu huyền thất tổ” tại tịnh xá. Mộ ông ở đồng Mã Dưới, trên bia ghi “trần vĩnh đường thượng chi mộ” vậy là chúng tôi yên tâm tên ông tổ là Trần Vĩnh Thành. Nhưng đi điền dã lần sau, chúng tôi được ông Trần Vĩnh Đức (Út Xôi, đời năm) cho biết ông tổ của ông tên Trần Vĩnh Đường. Như vậy thì tên ông tổ chưa ổn, chúng tôi phải tìm hiểu thêm thông tin tư liệu và trong họ tộc. Những lần đi điền dã kế tiếp chúng tôi đều quan tâm tìm hiểu thêm về ông tổ tộc Trần nhưng không có kết quả …. Mãi cho đến lần chúng tôi đến nhà bà Trần Thị Thiệt (đời năm) - con của ông Trần Vĩnh Quen ở thị trấn Hóc Môn để ghi về hình trạng của gia đình bà. Bà Thiệt rất vui tính, hay kể chuyện xưa của gia đình bà như truyện “vườn trầu”, chuyện chạy giặc Pháp. Bà khoe, mỗi lần giặc Pháp đánh quê hương 18 thôn Vườn Trầu, cha bà (ông Trần Vĩnh Quen) giao cho bà giữ tất cả giấy tờ đất đai của gia đình và căn dặn bà giữ cẩn thận nếu mất thì gia đình không có chỗ ở. Bà nói “chiến tranh đã qua rồi, đất Vườn Trầu đã chi cho con cháu hết … Riêng các giấy tờ bà vẫn còn giữ để làm kỷ niệm thời thơ ấu”. Nghe bà nói tôi mừng quá vội hỏi mượn bà các giấy tờ trên. Bà vào lấy ra một ống tre, khoe với chúng tôi và đổ ra cho chúng tôi xem, tôi hoa cả mắt vì có rất nhiều giấy tờ bằng chữ Hán – Nôm đã ngả màu vàng sậm nhưng vẫn còn độ dai, chữ vẫn còn rõ … Tôi vội vàng hỏi mượn bà để photo lại nhưng bà nhất định không cho vì bà xem những tư liệu này như của quý. Tôi nài nỉ mượn bà tư liệu này về thành phố photo lại rồi trả lại vào tuần sau, bà cũng nhất định không đồng ý. Tôi thuyết phục mãi và cuối cùng đưa ra điều kiện là cuối cùng phải thế giấy chứng minh nhân dân của tôi và cho địa chỉ ông Võ Văn Sổ là người hàng xóm của chồng bà quê hương Củ Chi bà mới cho mượn và căn dặn đủ điều. Nguyễn Hữu Trịnh đã cười tôi và nói: “Chị mượn làm gì những thứ giấy tờ cũ như thế này”, tôi mặc kệ hắn và cẩn thận đem tư liệu này về thành phố, lòng mừng khấp khởi. sáng hôm sau tôi đem hết những tư liệu này đến nhà ông Võ Văn Sổ, tổ trưởng Hán – Nôm nhờ ông dịch ra chữ Quốc ngữ.

Quả thật là một số tài liệu rất quý khi ông Sổ dịch ra chữ Quốc ngữ. Đó là, giấy mua năm mảnh đất vườn trầu, giấy sinh trước bạ khẩn đất hoang, giấy xin xác nhận đất … và “giấy chúc từ” chia gia tài cho con gái. Tất cả các giấy tờ nói trên đều mang tên Trần Vĩnh Tấn.

Đọc “tờ chúc từ” và phân tích mối quan hệ họ hàng, so sánh thời gian của các tư liệu với người làm tư liệu thì có thể kết luận ông tổ họ Trần là ông Trần Vĩnh Tấn, còn ông Trần Vĩnh Thành là con ông Trần Vĩnh Tấn. Riêng cụm từ “trần vĩnh đường thượng chi mộ” trên bia mộ ông tổ được ông Võ Văn Sổ giải thích như sau: “đường thượng …” chi người thuộc bậc trên trước của họ Trần Vĩnh, vậy Trần Vĩnh Đường không phải là tên ông tổ như ông Trần Vĩnh Đức đã nói mà tên ông tổ là Trần Vĩnh Tấn như các tư liệu đã chứng minh. Vậy là tên ông tổ đã ổn.

Qua “chúc từ” chia gia tài cho con gái ông Trần Vĩnh Tấn còn cho chúng tôi biết bà tổ có tên là thị Khoa, con gái là Trần Thị Nho và cho biết thêm ông tổ có 4 người con. Tư liệu này cũng cho thấy ông tổ rất giàu! Chia gia tài cho con gái gồm những thứ quý giá như: mâm thau lớn, chén kiểu hoa mẫu đơn bịt thau, muỗng thau cán tre, ly pha lê uống rượu, ô bằng thau, ấm bằng thau, khạp lớn bằng đất, ván gỗ trai và đặc biệt là đất vườn trần có diện tích 4.500 sào, tộ bằng gỗ trắc, đây là những thứ quý giá mà nhà giàu mới sử dụng. Các giấy tờ mua đất ở vườn trầu giúp chúng tôi biết ông là người có chức vụ trong chính quyền phong kiến đó là chức thôn trưởng, phải là nhà giàu có mới được giữ chức vụ ấy. Những tư liệu cũ quý giá này đã giúp chúng tôi có được những kết quả nghiên cứu mang tính khoa học cao! Thật không bõ công tôi thuyết phục và “thế chấp” chứng minh nhân dân của tôi để có được những tư liệu đó. Tôi nghĩ đó là một kỷ niệm vui và là một bài học kinh nghiệm sâu sắc cho những người làm công tác nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu gia phả nói riêng: “Hãy tìm hiểu và trân trọng những tư liệu cũ trong nhân dân”, chính bài học này đã giúp tôi không những tìm nguồn gốc dòng họ Võ ở ấp Tây, xã Long Phước, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, và họ Nguyễn ở ấp Bình Lợi, thị trấn Tân Trụ, tỉnh Long An một cách chính xác mà tôi còn áp dụng mãi về sau này cho sự nghiệp dựng phả.


* Thạc sĩ, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và thực hành gia phả

*Thạc sĩ, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và thực hành gia phả.

 

Những tiêu đề khác của  khoahoctheky21

TÁC GIẢ THIẾT KẾVÀ BIÊN TẬP

THỜI TRANG VÀ KHOA HOC
TPHCM, TB, Vietnam
THỜI TRANG KHOA HỌC QUẢNG CÁO
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét